Thực trạng đáng báo động về tỷ lệ mắc cận thị sớm ở trẻ em
Nguyễn Phúc Hải (27 tuổi), chủ một quán bán bê thui, dê quay trên đường Trường Sa, Q.Bình Thạnh, rầu rĩ: "Không hiểu sao suốt nhiều tháng nay, tình hình kinh doanh không khả thi. Khung giờ từ 17 – 22 giờ lẽ ra sẽ đông khách nhưng thực tế ngược lại. Nhiều khi nhân viên quán chỉ ngồi bấm điện thoại, tán gẫu vì không có khách. Nhân viên giữ xe thường… không phải làm gì".Xe tăng T-14 quá đắt, Nga không dám đưa sang Ukraine chiến đấu
Từ khi tốt nghiệp THPT vào năm 2017, Huỳnh Châu Nhật Minh (25 tuổi), sinh sống tại 869 Âu Cơ, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM, đã quyết định theo đuổi con đường nghề trang điểm cô dâu. Trang điểm tự do không giống như các công việc văn phòng hay những nghề nghiệp khác với chế độ lương, thưởng tết cố định, mà Minh phải tự lập kế hoạch và tìm kiếm khách hàng để duy trì thu nhập.Minh cho biết công việc trang điểm tự không có thu nhập ổn định theo tháng, mà thay vào đó là sự biến động phụ thuộc vào mùa vụ cưới hỏi. Trung bình mỗi tháng, Minh kiếm được khoảng 15 triệu đồng. Tuy nhiên, vào những tháng cận Tết Nguyên đán, khi mùa cưới hỏi trở nên sôi động, thu nhập có thể tăng gấp đôi, giúp Minh có một khoản tiền khá.Tuy nhiên, trong mỗi dịp tết đến, Minh lại là người lặng lẽ giữa những cuộc trò chuyện vui vẻ của bạn bè về các khoản tiền thưởng tết. Họ chia sẻ về những món quà hay phần thưởng nhận được từ công ty, nhưng Minh lại không có cơ hội để tham gia vào những câu chuyện ấy. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ nhận được một phần thưởng tết nào.Tuy nhiên, điều đó không khiến Minh cảm thấy buồn bã. Thay vào đó, cô luôn tận dụng thời gian cận tết để tranh thủ nhận nhiều khách hàng hơn.Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tự do, Trần Hữu Phát (29 tuổi, nghệ danh Eris Trần), đã khẳng định vị trí vững chắc trong ngành diễn họa thời trang. Bắt đầu sự nghiệp từ khi còn là sinh viên năm thứ ba tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, Phát đã có cơ hội hợp tác với những thương hiệu nổi tiếng như: Cartier, Chanel, Dior, Burberry và Iris van Herpen…"Công việc của một nghệ sĩ diễn họa thời trang là vẽ lại các mẫu thiết kế từ sàn catwalk, phục vụ cho mục đích truyền thông của thương hiệu. Ngoài ra, mình còn nhận ý tưởng từ các nhà thiết kế và truyền đạt chúng qua bản vẽ", Phát chia sẻ.Phát cho biết không quá bận tâm đến việc nhận thưởng tết. Việc tự do lựa chọn công việc và tự chủ nguồn thu nhập chính là điều Phát coi trọng nhất trong suốt 10 năm qua."Là freelancer giúp mình có thể làm việc theo sở thích, tự quyết định thời gian và công việc. Thưởng tết không phải là điều quan trọng đối với mình," Phát chia sẻ.Nhiều năm làm tự do anh Nguyễn Thiệu Toàn (30 tuổi), cho biết chưa bao giờ cảm thấy chạnh lòng về việc không được thưởng tết. Giá trị thưởng tết phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù ngành và mức độ áp lực công việc. Thưởng tết là phần thưởng cho sự nỗ lực vì nhân sự đã không bỏ cuộc giữa chừng dù công việc có khắc nghiệt.“Với freelancer, phần thưởng được định nghĩa khác. Đó là sự tự do, chủ động thời gian và đa dạng hóa trải nghiệm. Những người làm công ty 8 tiếng đồng hồ/ngày sẽ chạnh lòng khi nhìn thấy freelancer có được những phần thưởng đó hay không?”, anh Toàn chia sẻ.Anh Toàn cho biết với lĩnh vực marketing thay vì phải tập trung vào 1 công việc thì có thể làm đa dạng miễn phân chia thời gian và đảm bảo tiến độ. Cùng với sự trợ giúp của AI (trí tuệ nhân tạo), một người làm marketing tự do có thể thu nhập gấp vài lần khi cố định ở công ty, nhưng lại được tự do tuyệt đối. “Tưởng tượng, một ngày bạn thấy chán và áp lực, có thể bắt xe lên Đà Lạt ở một tuần mà vẫn có thể theo sát công việc. Khi đó bạn sẽ cảm thấy làm freelancer thật tuyệt vời và khoảng thưởng tết không còn quan trọng”, anh Toàn chia sẻ.Tiến sĩ Phan Thế Anh, Giám đốc chương trình marketing Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương) cho biết thưởng tết là một khoản khích lệ quan trọng đối với nhiều người làm công ăn lương. Tuy nhiên, với nhiều freelancer, khái niệm này không tồn tại theo nghĩa truyền thống.Theo tiến sĩ Thế Anh điều này không có nghĩa là họ thiệt thòi. Thay vào đó, lại có những giá trị khác, thậm chí còn lớn hơn để bù đắp là sự chủ động về thu nhập. Thay vì chờ đợi một khoản tiền cố định vào cuối năm, freelancer có thể tự quyết định số tiền mình kiếm được. “Họ có thể nhận nhiều dự án hơn, tăng giá dịch vụ vào những thời điểm nhu cầu thị trường cao như dịp cuối năm. Đây là cơ hội để họ tự gia tăng thu nhập và tạo ra tiền thưởng cho chính mình khi những người khác nghỉ ngơi và đang có tâm lý nghỉ tết sớm”, tiến sĩ Thế Anh nói.Tiến sĩ Thế Anh cho biết freelancer có thể tham gia các khóa học trực tuyến từ các nền tảng như Coursera, Udemy hoặc LinkedIn Learning để học hỏi thêm kiến thức về quản trị tài chính, marketing kỹ thuật số, hoặc cách phát triển doanh nghiệp cá nhân. Những kiến thức này sẽ là nền tảng quan trọng để họ định hướng sự nghiệp lâu dài, tối ưu hóa thu nhập và giảm thiểu rủi ro khi làm việc tự do.Theo ông Vũ Bảo Thắng, sáng lập và giám đốc điều hành Meta Ecom Group cho biết nếu trong trường hợp thu nhập của freelancer quá khiêm tốn và tiền tiết kiệm chi tiêu tết không được nhiều thì hãy chuẩn bị thật kỹ từ trước. Freelancer nên xây dựng các dòng tiền, thu nhập thụ động.“Có rất nhiều công việc có thể đem lại những dòng thu nhập thụ động ví dụ như: viết ứng dụng, làm nội dung sáng tạo… Khi có những khoản thu nhập thụ động này, các freelancer cũng không phải quá bận tâm với việc có thưởng tết hay không nữa”, ông Thắng chia sẻ.Ông Thắng cho biết các hoạt động thưởng và đặc biệt là thưởng tết sẽ được doanh nghiệp dành cho các nhân viên chính thức nhằm khích lệ động viên sau một năm cống hiến. Việc này giúp họ có thêm động lực cho một năm làm việc mới, cũng như lộ trình gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.“Trong khi công việc cho freelancer thường ngắn hạn và hợp đồng cộng tác viên theo dự án (đặc thù có thể nhận việc tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác nhau). Theo chủ quan của tôi thì trong tương lai các doanh nghiệp cũng sẽ không có nhiều thay đổi về chính sách thưởng cho nhóm freelancer”, ông Thắng nhận định.
Trải nghiệm ẩm thực 'bánh trái miền Tây' với bữa tiệc bánh dân gian
Có lẽ cả cuộc đời của bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi, ngụ TP.HCM) sẽ không bao giờ thôi nhớ về đứa con gái bà đứt ruột cho đi gần 3 thập kỷ trước để vợ chồng Pháp nhận nuôi.Một ngày đầu năm 2025, bà Hương và chồng từ khu nhà ở tập thể gần chợ Gò Vấp đi xe máy đến một quán cà phê gần đó để gặp anh Đỗ Hồng Phúc - kiến trúc sư nổi tiếng trong việc hỗ trợ các trường hợp người nước ngoài tìm lại thân nhân ở Việt Nam hoàn toàn miễn phí.Nhiều năm nay, bà Hương và anh Phúc là những người bạn đặc biệt của nhau, khi người phụ nữ thường hỗ trợ anh chàng kiến trúc sư tốt bụng trong hành trình tìm lại thân nhân cho những trường hợp người gốc Việt được nhận nuôi.Thế nhưng không phải ai cũng biết 28 năm về trước, bà cũng từng là một người mẹ đứt ruột cho con để người Pháp nuôi để rồi không ngày nào thôi dày xé tâm can vì quyết định đó. Hẳn vì nỗi niềm trên mà người phụ nữ quyết định tham gia vào các hoạt động nhân đạo, góp phần làm nên những cuộc đoàn tụ xuyên biên giới diệu kỳ. Người mẹ vẫn nhớ như in ngày 11.8.1997, trong một lần gặp tai nạn, người mẹ sinh non vào tháng thứ 8 của thai kỳ tại một bệnh viện ở TP.HCM. Bé gái sinh ra nặng 1,8 kg, phải ở lồng kính để được chăm sóc đặc biệt.Thế nhưng hành trình mang thai và sinh con với người phụ nữ TP.HCM ngày đó không hề dễ dàng. Ở tuổi 21, bà Hương có quen với một người con trai là bạn của anh họ rồi sau đó mang thai. "Nhưng gia đình người đó không thừa nhận đứa bé, cũng cắt đứt liên lạc với tôi. Lúc đó, tôi sốc và đau khổ lắm, nhiều lúc nghĩ tới ý định hay là 2 mẹ con cùng chết, kết thúc cuộc đời. Tôi cảm thấy ê chề, xấu hổ với gia đình, hàng xóm, người thân không dám ra ngoài gặp ai!", bà Hương chảy nước mắt, nhớ lại câu chuyện năm xưa.Trải qua quá trình đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, bà quyết định sinh con. Bé gái được mẹ đặt tên Trần Hoài Ân. Tuy nhiên vì hoàn cảnh khó có thể diễn tả hết qua một vài lời nói, bà quyết định cho con mình để người Pháp nhận nuôi, mong con được sống một cuộc đời tốt hơn. Ngày đó, bà đau khổ tột cùng, ngỡ tưởng không thể nào sống tiếp.Biết bao nỗi niềm khó lòng chia sẻ cùng ai, bà Hương trút hết cảm xúc của mình vào những trang nhật ký năm 1997. Mỗi trang viết của tuổi 21 đều mang đầy những nỗi day dứt, sự dằn vặt về quyết định cho con."Giờ đây ngồi một mình, tôi cảm thấy nhớ về con của tôi thật nhiều. Có người mẹ nào muốn xa con đâu. Chỉ cầu mong cho con được người mẹ nuôi lo cho đầy đủ và dạy dỗ cho con nên người, thế là mình đã mãn nguyện lắm rồi!", người mẹ viết vào quyển nhật ký những dòng từ tận tâm can.Những trang viết cứ vậy dày thêm, dày theo nỗi niềm đau đáu khôn nguôi của người mẹ trẻ ngày đó. Mỗi dòng nhật ký viết ra, bà Hương không nhớ đã khóc bao nhiêu lần, bao nhiêu giọt nước mắt đã thấm làm nhòe vài nét mực.Cứ như vậy, bà giữ gìn quyển nhật ký đó cẩn thận suốt hàng thập kỷ, để mãi nhắc nhớ về cô con gái mà bà luôn muốn gặp, dẫu rằng chỉ là ở trong mơ. Người mẹ mong và tin một ngày nào đó, con có thể đọc được những dòng viết này."Chưa ngày nào tôi không nghĩ về con, cả trong mơ. Tôi luôn tưởng tượng sẽ gặp được và nói chuyện cùng con gái mình, dù chỉ một lần trong đời. Tôi chỉ cần biết con bình an và hạnh phúc là tôi đã mãn nguyện", bà Hương quệt nước mắt lăn dài trên gò má.Năm nay, Hoài Ân cũng đã 28 tuổi. Bà tin rằng con đang sống một cuộc đời hạnh phúc và bình an, là một cô gái xinh đẹp. "Liệu rằng con có từng nghĩ về mẹ không?", bà tự hỏi.Suốt nhiều năm qua, bà Hương thường xuyên hỗ trợ cho các trường hợp người nước ngoài, đặc biệt là người Pháp tìm thân nhân ở Việt Nam. Thông qua các thông tin trong hồ sơ, bà cùng chồng dành thời gian đi khắp nơi ở TP.HCM cũng như nhiều tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bình Thuận… giúp đỡ.Thông qua các "đầu mối" tìm người thân uy tín trong cộng đồng người nước ngoài tìm lại thân nhân Việt Nam như anh Đỗ Hồng Phúc, ông Huỳnh Tấn Sinh, nhiều năm qua bà đã góp phần làm nên nhiều cuộc đoàn tụ diệu kỳ.Chứng kiến những gia đình đoàn tụ xuyên biên giới, với sự góp sức của mình, người phụ nữ vừa vui, vừa hạnh phúc thay cho họ. Là người chịu nỗi đau chia cắt máu mủ ruột rà, bà hiểu được niềm vui vỡ òa của ngày đoàn tụ."Đâu đó, mình cũng có chút chạnh lòng. Nhưng việc giúp đỡ người khác cũng là cách để tôi có thể tìm lại con mình. Biết đâu trong một hồ sơ nào đó mà tôi hỗ trợ, lại chính là con gái mình thì sao", người mẹ chia sẻ.Hoài Ân ơi! Mẹ chỉ mong gặp con một lần trong đời, chỉ để biết con khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc là mẹ đã an lòng. Mẹ sẽ không làm xáo trộn cuộc sống của con. Mẹ hy vọng một ngày nào đó con sẽ tìm về…Ông Huỳnh Tấn Sinh, một người nổi tiếng trong việc hỗ trợ tìm người thân cho người nước ngoài hiện đang sống và làm việc ở Pháp cho biết bà Hương là một người rất nhiệt tình. Vì bà ở Việt Nam, nên nhiều lần đã giúp ông Sinh tìm kiếm địa chỉ thông qua các hồ sơ cho nhận con nuôi ở nước ngoài."Hương đã giúp tôi tìm thấy gia đình của mấy bạn ở nước ngoài, đặc biệt là Pháp cũng giống như con cô ấy đã đi cho làm con nuôi. Thật là tội nghiệp! Mong Hương sẽ có thể tìm thấy phép màu của đời mình!", ông Sinh bày tỏ.Ông Trần Phước Tánh (54 tuổi) là chồng của bà Hương cho biết vợ chồng ông quen biết nhau từ những năm 1995. Khi đó, ông vào quán cháo của mẹ bà Hương ở Phú Nhuận ăn rồi cảm mến luôn cô con gái của bà chủ. Thế nhưng thời điểm này, bà Hương chỉ xem ông là bạn."Ngày cô ấy mang thai, tôi đã đề nghị sẽ cưới Hương, nhận làm cha của đứa bé. Nhưng Hương nhất quyết từ chối vì không muốn lừa dối gia đình tôi. Tôi đã đồng hành cùng cô ấy vượt qua những ngày khó khăn nhất", ông Tánh bày tỏ.Sau khi bà Hương cho con, ông Tánh cũng thường xuyên tới lui an ủi, động viên tinh thần. Chính sự "mưa dầm thấm lâu", nhiệt tình của người đàn ông tốt bụng đã khiến cho bà Hương cảm động.Người phụ nữ từng viết trong nhật ký năm xưa, rằng: "Tôi không muốn quen bất cứ một người nào hết tại vì bây giờ tôi chán nản tất cả, không còn mong muốn gì nữa". Nay, chính sự chân thành của ông Tánh đã khiến bà mở lòng. Năm 2002, họ có một đám cưới đầy hạnh phúc, chính thức nên duyên vợ chồng sau 8 năm quen biết.Sau hơn 23 năm nên nghĩa vợ chồng, họ có 2 người con gái, năm nay cũng đã 21 và 16 tuổi. Con gái đầu với ông Tánh đã dần chữa lành tâm hồn và trái tim của người mẹ nhiều năm rỉ máu vì nhớ con gái Hoài Ân.Giờ đây, ông Tánh làm công nhân vệ sinh môi trường, bà Hương cũng làm vệ sinh cho một công ty ở Gò Vấp và có cuộc sống gia đình trọn vẹn. Người chồng vẫn luôn ủng hộ vợ tìm lại con gái mình."Tôi mong một ngày nào đó vợ tôi sẽ tìm được con, để thỏa lòng mong nhớ. 2 đứa con tôi cũng mong mẹ sẽ tìm được chị. Có một điều, gia đình tôi vẫn chưa biết về chuyện này sau bao nhiêu năm", chồng bà Hương chia sẻ.ThS.KTS Đỗ Hồng Phúc (ngụ TP.HCM) cũng cho biết bản thân vô cùng xúc động trước câu chuyện của bà Hương. Với anh, bà Hương là một người nhiệt tình, giúp đỡ anh trong hành trình hỗ trợ tìm thân nhân. Anh chàng mong rằng người phụ nữ sẽ tìm thấy phép màu. Các trường hợp người nước ngoài mong tìm lại thân nhân ở Việt Nam có thể liên hệ anh Phúc qua số điện thoại: 0979.283.523.
Chiều 16.1, nhà thơ Thanh Thảo đã về Trường THPT Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) để trao học bổng "Thầy tôi" cho học sinh ở vùng Sơn Mỹ (thuộc thôn Tư Cung, xã Tịnh Khê).Đợt này, nhà thơ Thanh Thảo trao học bổng "Thầy tôi" cho 15 học sinh ở Sơn Mỹ, 3 triệu đồng/học sinh. Đây là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, khó khăn đột xuất trong đời sống nhưng có có tinh thần vươn lên trong học tập.Số tiền 45 triệu đồng nói trên từ nguồn nhuận bút các bài báo, bài thơ của nhà thơ Thanh Thảo dành dụm trong một năm qua. Ông muốn số tiền này giúp các học sinh Sơn Mỹ mua đồ dùng học tập hoặc cho gia đình các em mua bánh, mứt… trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Học bổng "Thầy tôi" chính là tiếp nối liên tục học bổng mang tên "Vì trẻ em Sơn Mỹ" do nhà thơ Thanh Thảo sáng lập cách đây 27 năm. Đây cũng là năm thứ 2 nhà thơ lấy tên học bổng "Thầy tôi" để trao cho học sinh vùng quê Sơn Mỹ. Với tên gọi này, nhà thơ Thanh Thảo muốn nhắn nhủ học sinh Sơn Mỹ phải luôn nhớ đến công ơn sâu nặng của thầy cô giáo, ra sức học tập, rèn luyện, tri ân những người đã dạy dỗ mình nên người.Dịp này, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Quảng Ngãi cũng trao 20 suất học bổng (1 triệu đồng/suất) cho các học sinh vùng quê Sơn Mỹ.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Các thì quan trọng của tiếng Anh
Mấy ngày qua, người dân ở hẻm 744 đường Nguyễn Kiệm (KP.1, P.4, Q.Phú Nhuận) đã cùng nhau lên ý tưởng và trang trí góc check-in Tết Ất Tỵ rực rỡ sắc màu, gây ấn tượng mạnh với dòng người qua lại.Với chủ đề "Góc phố ngày tết", người dân khu phố đã cùng lên ý tưởng tái hiện không gian tết thu nhỏ ở đầu hẻm để bà con có nơi cùng giao lưu, đón Tết Ất Tỵ 2025.Những người "chủ chốt" thực hiện công trình này đa phần là các cô, chú lớn tuổi làm công tác khu phố, mặt trận tại địa phương. Dù lần đầu làm góc phố chào xuân, nhưng ai cũng hăng hái, đóng góp ý tưởng và tỉ mỉ từng chi tiết nhỏ để không gian check-in được tươm tất.